Bôi kem chống nắng bị vón cục phải làm sao?

Tác giả: Thúy Ngọc Ngày đăng: 30/06/2022

Bôi kem chống nắng bị vón cục phải làm sao? Bạn đã bao giờ sử dụng kem chống nắng và nhận thấy rằng thay vì tiệp vào da thì nó lại bị vón cục trên da chưa?

Bạn đã bao giờ sử dụng kem chống nắng và nhận thấy rằng thay vì tiệp vào da thì nó lại bị vón cục trên da chưa? Với việc bị vón này, sản phẩm sẽ không được hấp thụ vào da, từ đó giảm tác dụng bảo vệ. Vậy làm thế nào khi bôi kem chống nắng bị vón cục? Đừng lo lắng! Bài viết này có vài bí kíp giúp bạn đây.

Chuyên gia lý giải vì sao thoa kem chống nắng bị vón cục

Việc bôi kem chống nắng bị vón cục trên da là một trải nghiệm vô cùng khó chịu. Theo các chuyên gia, có một số lý do khác nhau khiến điều này xảy ra.

Sử dụng quá nhiều kem chống nắng

Đây là sai lầm mà rất nhiều người mắc phải khi thoa kem chống nắng. Việc bôi một lượng lớn sản phẩm lên da dù là kem chống nắng hay bất cứ sản phẩm chăm sóc da nào khác cũng sẽ khiến da quá tải và không thể hấp thụ kịp thời. 

Chính vì thế, mỗi lần thoa hãy chú ý lấy đủ lượng mà thôi. Lượng kem chống nắng thoa đủ cho toàn bộ da mặt được các chuyên gia gợi ý đó là tương đương 1 đồng xu. 

Vì sao bôi kem chống nắng bị vón cục
xử lý kem chống nắng bị vón cục
 

Các sản phẩm không phù hợp với nhau

Nếu các sản phẩm có công thức rất khác nhau được trộn lẫn với nhau. Ví dụ: công thức gốc nước và dầu. Dầu và nước không thể trộn lẫn vì vậy chúng ta không thể mong đợi một sản phẩm gốc silicone (dầu) và một sản phẩm gốc nước có thể chơi tốt với nhau, chúng có xu hướng “ghét nhau”. 

Hãy cố gắng không thoa các sản phẩm gốc dầu và nước cùng lúc, vì chúng có thể tách biệt trên da.

Thành phần trong kem chống nắng

Các sản phẩm SPF có chứa silicon, talc, mica và oxit sắt có xu hướng bong tróc trên da hơn là được hấp thụ bởi lớp biểu bì.

Ngoài ra, nếu công thức kem chống nắng có nồng độ cao của các thành phần silicone như dimethicone, nó có khả năng dẫn đến cảm giác nặng trên da và thậm chí nổi mụn. Homosalate là một bộ lọc hóa học phổ biến khác được sử dụng trong kem chống nắng cũng gây vón cục và nhờn.

Thành phần có trong kem chống nắng.
Thành phần có trong kem chống nắng.

Quy trình chăm sóc da buổi sáng không đúng

Nguyên nhân cuối cùng khiến các sản phẩm bị vón cục có thể là do bạn áp dụng chế độ chăm sóc da không đúng cách. Việc chăm sóc da phải luôn được áp dụng theo thứ tự từ nhẹ đến nặng nhất. Nếu quy trình không đúng và một sản phẩm dạng lỏng được đặt trên một loại kem dày, nó sẽ gây ra tình trạng vón cục.

Thoa kem chống nắng bị vón cục có sao không?

Khi một sản phẩm bị vón cục, khả năng hấp thụ và hiệu quả của sản phẩm bị giảm. Nói cách khác, nếu bôi kem chống nắng bị vón cục, bạn sẽ không nhận được đầy đủ lượng bảo vệ nó. Vì vậy, bên cạnh việc làn da trông sần sùi, loang lổ hoặc bong tróc thì nguy cơ bỏng nắng, ung thư da và lão hóa sớm (ví dụ như tăng sắc tố, chảy xệ và nếp nhăn sớm) cũng tăng lên.

Bên cạnh đó, một số trường hợp xuất hiện mụn ẩn, mụn viêm cũng do tình trạng này. Kem chống nắng vón cục trên da kết hợp với bụi bẩn, bã nhờn,...sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông. Tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn hình thành. Nếu không làm sạch kỹ càng, tình trạng này còn khiến chúng ta đối mặt với nhiều bệnh lý về da.

Tại sao thoa kem chống nắng bị mốc mặt?

Thoa kem chống nắng bị mốc mặt là xảy ra khi bạn sử dụng kem chống nắng làm lớp nền để trang điểm. Nên khi thoa các loại mỹ phẩm trang điểm khác lên (phấn phủ, má hồng,...) gây nên hiện tượng bị mốc mặt. 

Bạn hãy nhớ là chỉ những loại kem chống nắng có tác dụng làm kem lót trang điểm thì mới dùng như vậy được thôi. Còn những loại kem chống nắng thông thường không thể thay thế kem nền được.

Vậy nên, hãy sử dụng tách biệt kem nền và kem chống nắng hoặc chọn sản phẩm tích hợp cả 2 công dụng để giúp lớp nền mịn đẹp tự nhiên nhé.

Tại sao dùng kem chống nắng bị vệt trắng?

Cũng giống như nguyên nhân bôi kem chống nắng bị vón cục, dùng kem chống nắng bị vệt trắng cũng là do dùng quá nhiều. Khiến da không hấp thụ hết, dư thừa sản phẩm trên da, để lại vệt trắng.

Ngoài ra, tình trạng này còn xuất phát từ việc do bạn không phân chia đúng liều lượng cân bằng của kem chống nắng lên bề mặt da. Khiến cho vùng da này nhiều kem nhưng vùng da khác lại ít. Nhất là với các loại kem chống nắng có nâng tone da thì tình trạng này xảy ra nhiều hơn.

Vậy làm thế nào để khắc phục những vấn đề trên? Chỉ với một số bí kíp thoa kem chống nắng đơn giản dưới đây, bạn sẽ không cần lo lắng nữa. 

>>>xem thêm:Chỉ số UV bao nhiêu thì bôi kem chống nắng?

Hướng dẫn cách thoa kem chống nắng không bị vón cục, không bị móc

Cách bôi kem chống nắng không bị vón cục

Bước 1: Chấm kem chống nắng thành từng điểm trên mặt

Chấm đều kem lên 5 điểm trên da: trán, 2 bên gò má, mũi và cằm. Khi kem được phủ đều như vậy sẽ giúp bạn tán đều sản phẩm, dễ dàng thẩm thấu sâu vào bên trong da, tránh trường hợp thoa kem chống nắng bị vón cục.

Bước 2: Vỗ và tán nhẹ để kem thẩm thấu vào da

Các động tác thoa, miết kem chống nắng sẽ khiến tình trạng vón cục trở nên tệ hơn. Thay vào đó, bạn nên vỗ nhẹ. Vỗ nhẹ giúp kem thẩm thấu vào da nhanh hơn, hạn chế tình trạng vệt trắng hiệu quả.

Vỗ nhẹ giúp kem chống nắng thẩm thấu vào da nhanh hơn.

Vỗ nhẹ giúp kem chống nắng thẩm thấu vào da nhanh hơn.

Cách bôi kem chống nắng không bị mụn

Để không bị mụn khi sử dụng kem chống nắng, bạn cần rửa mặt thật sạch trước khi thoa lên da.

Dù bạn có trang điểm hay không thì khi về nhà bạn vẫn nên tẩy trang để loại bỏ lớp trang điểm, lớp kem chống nắng còn sót lại trên da sau một ngày. Thêm vào đó, nếu bạn sử dụng các sản phẩm kháng nước hay chống rửa trôi, bạn nên sử dụng thêm dầu tẩy trang để có thể giúp da mặt sạch hoàn toàn.

Hướng dẫn thoa kem chống nắng đúng cách tránh vệt trắng, mốc mặt

Để da không bị khô, vón cục, hay xuất hiện vệt trắng thì cấp ẩm là một bước rất quan trọng. Bạn có thể dùng serum kết hợp với kem dưỡng để bổ sung độ ẩm đầy đủ cho da căng mịn.

Sau khi thực hiện bước này, hãy đợi cho làn da thẩm thấu hết dưỡng chất thì thực hiện thoa kem chống nắng nhé.

Hạn chế bôi kem chống nắng với thao tác theo hình vòng tròn bởi có thể khiến chất kem bị mốc, vón cục và hiện rõ nếp nhăn trên da. Ngoài ra, thao tác này còn có thể gây bít tắc lỗ chân lông và nổi mụn.

Lưu ý khi sử dụng kem chống nắng tránh vón cục trên da

Để tránh tối đa tình trạng bôi kem chống nắng bị vón cục, bạn nên lưu ý một số điều sau:

  • Áp dụng các sản phẩm của bạn theo thứ tự từ nhẹ nhất đến đặc nhất.
  • Trước khi thoa kem chống nắng, hãy kiểm tra lại xem các sản phẩm trước đó đã hấp thụ hoàn toàn vào da chưa.
  • Tránh thoa nhiều lớp SPF trên các loại kem dày hoặc các sản phẩm gốc dầu.
  • Hãy bỏ qua bất kỳ loại sữa rửa mặt hoặc serum chứa dầu nào vì chúng sẽ để lại lớp màng nhờn khiến kem chống nắng không thể hình thành hàng rào hiệu quả.
  • Nếu bạn tin rằng kem chống nắng của mình đã bị hỏng do tiếp xúc với nhiệt hoặc đã hết hạn sử dụng, thì đã đến lúc bạn nên bỏ đi và lấy một lọ mới.
  • Hãy kiểm tra từng sản phẩm bạn mua và xem xét kỹ càng thành phần. Tránh để các sản phẩm phản ứng với nhau.

Tránh thoa nhiều lớp SPF trên các loại kem dày hoặc các sản phẩm gốc dầu. 

Tránh thoa nhiều lớp SPF trên các loại kem dày hoặc các sản phẩm gốc dầu. 

Nếu bạn chưa tìm được kem chống nắng này thích hợp, có thể tham khảo kem dưỡng chống nắng St Dalfour Gluta Sunscreen Cream SPF 90. Sản phẩm được làm từ các thành phần có nguồn gốc thiên nhiên. An toàn, phù hợp với mọi loại da. Đặc biệt sản phẩm có kết cấu mịn nhẹ, thoa lên da thấm nhanh, tương hợp với hầu hết các sản phẩm chăm sóc da khác. Hoàn toàn không gây hiện tượng vón cục khi thoa.

Bôi kem chống nắng bị vón cục không phải là tình trạng hiếm gặp. Tuy nhiên không khó để giải quyết nếu bạn áp dụng những bí kíp được chia sẻ ở trên. Việc này không chỉ giúp hấp thụ sản phẩm tốt hơn mà còn tạo ra một hàng rào bảo vệ da khỏe mạnh hơn. Nếu thấy bài viết này hữu ích, đừng quên chia sẻ cho mọi người cùng biết nhé.

>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Liệu kem chống nắng có làm trắng da không?

icon mail
dangcapphaidep@gmail.com
icon address
72/1b Huỳnh Văn Bánh, Phường 15, Q.Phú Nhuận
logo top

Giỏ hàng của bạn

cart

Bạn chưa mua sản phẩm nào.